các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Chồng có được quyền làm thủ tục ly hôn khi có con dưới 1 tuổi?

Chồng có được quyền làm thủ tục ly hôn khi có con dưới 1 tuổi?

05/12/2021


CHỒNG CÓ ĐƯỢC QUYỀN LÀM
THỦ TỤC LY HÔN KHI CÓ CON DƯỚI 1 TUỔI?

 Tư vấn thủ tục ly hôn
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn thủ tục ly hôn

  Ly hôn là quyền quyết định giữa hai bên vợ, chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật sẽ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng để bảo đảm quyền và lợi ích cho người vợ, đó là trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vậy nếu vợ nuôi con dưới 1 tuổi thì trong trường hợp nào được Tòa án thụ lý đơn ly hôn? Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ làm rõ vấn đề: Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi có con dưới 1 tuổi?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Điều kiện để được ly hôn khi con dưới 1 tuổi?

2. Quy định về thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi?

3. Những câu hỏi liên quan đến vấn đề nuôi con sau khi ly hôn

1. Điều kiện để được ly hôn khi con dưới 1 tuổi?

  • Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Trong đó, vợ, chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn, việc ly hôn có thể do 2 vợ chồng thỏa thuận, đồng thuận cùng đi đến ly hôn, hoặc một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà không có sự đồng ý của bên còn lại. Ngoài ra, cha, mẹ, hoặc người thân thích khác có quyền yêu cầu khi một bên vợ, chồng  bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà làm chủ hành vi của mình. Đồng thời họ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng sẽ bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Nghĩa là người chồng không được quyền ly hôn trong những trường hợp vợ mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền  và lợi ích về mặt tâm sinh lý của người mẹ, sự phát triển đầy đủ của người con khi con còn quá nhỏ. Như vậy, theo quy định hiện hành thì người chồng không được phép ly hôn khi có con dưới 1 tuổi.
  • Mặt khác, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong những trường hợp trên, còn đối với người vợ nếu đang trong quá trình mang thai, nuôi con dưới 1 tuổi nếu muốn ly hôn, thì pháp luật không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Ngoài ra, Tòa án cũng sẽ thụ lý đơn ly hôn trong trường hợp trên nếu cả vợ, chồng đồng thuận cùng ly hôn.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về việc ly hôn

2. Quy định về thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi?

Quy định về thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi?
Quy định về thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi?

  • Như đã đề cập ở trên, người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp ly hôn khi con mới chỉ 8 tháng tuổi, thậm chí ly hôn khi đứa trẻ vừa mới lọt lòng mẹ, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Lý do vẫn xảy ra trường hợp này là do vợ chồng đồng thuận ly hôn hay người vợ đơn phương xin ly hôn.
  • Về Thủ tục ly hôn được thực hiện theo hai hình thức: thủ tục thuận tình ly hôn và thủ tục đơn phương ly hôn.

Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn xin ly hôn  (đơn yêu cầu ly hôn thuận tình hoặc đơn khởi kiện đối với trường hợp ly hôn đơn phương).
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu không bản chính có thể xin cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.
  • Sổ hồ khẩu, CMND/ CCCD của các đương sự.
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có con chung).
  • Bản sao chứng thực các giấy tờ khác theo quy định liên quan đến quyền sở hữu tài chung và riêng, nếu có tranh chấp về tài sản chung và tài sản riêng.

Thủ tục giải quyết ly hôn

  • Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:
  • Bước 1: Vợ/chồng lập văn bản thuận tình ly hôn.
  • Bước 2: Nộp đơn hồ sơ như trên kèm văn bản thuận tình ly hôn lên Tòa án có thẩm quyền để công nhận về thuận tình ly hôn.
  • Bước 3: Tòa án sẽ xem xét hồ sơ, ra quyết định thụ lý hồ sơ và các đương sự phải nộp tạm ứng phí. Tòa án sẽ tổ chức buổi hòa giải, tuy nhiên nếu hòa giải không thành sẽ đưa vụ việc ra xử lý công khai. Nếu nhận thấy, việc công nhận thuận tình ly hôn hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của vợ chồng và con thì Tòa án sẽ ra quyết định chấp nhận theo yêu cầu của vợ chồng.
  • Đối với trường hợp đơn phương ly hôn:
  • Khi con trên 12 tháng tuổi theo quy định thì thời hạn giải quyết là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (Điều 203 BLTTDS năm 2015).
  • Tòa án sẽ tiến hành xử lý như sau:
  • Bước 1:  Vợ/chồng  nộp Đơn ly hôn  đến Tòa án có thẩm quyền
  • Bước 2: Tòa án xem xét hồ sơ. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và thông báo về việc thụ lý vụ án, người nộp đơn ly hôn sẽ tiến hàng nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó người nộp đơn đến Tòa án và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.
  • Bước 3: Tòa án xác minh hồ sơ, chứng cứ và tiến hành hòa giải
  • Bước 4: Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu một trong các bên không chấp nhận bản án của Tòa thì có quyền kháng cáo trong thời gian luật định.

Tham khảo thêm: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

3. Những câu hỏi liên quan đến vấn đề nuôi con sau khi ly hôn

  • Câu 1: Con chung dưới 36 tháng tuổi thì ai được quyền nuôi trẻ?
  • Dựa theo pháp luật quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì đối với trường hợp này trẻ sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ của trẻ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm nom, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Câu 2: Thỏa thuận cho chồng là người trực tiếp nuôi con, nhưng sau khi ly hôn chồng không cho con về thăm mẹ, thì phải giải quyết như thế nào?
  • Trong trường hợp người chồng có quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con theo thỏa thuận của 2 vợ chồng. Tuy nhiên, Pháp luật quy định về người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con như sau:
    • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng cho con,… yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
    • Người trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình của người đó không được có hành vi cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Như vậy, đối với trường hợp sau khi ly hôn chồng không cho gặp mặt con thì người vợ có thể thương lượng và thỏa thuận với chồng về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu người chồng có những hành vi giữ con không cho người mẹ thăm nom, chăm sóc , ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, học tập và quyền được nuôi dưỡng con của người vợ, thì người vợ có thể yêu cầu cơ quan công an bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc người vợ có thể khởi kiện lên tòa án nhân dân để bảo vệ quyền được chăm nom nuôi dưỡng con.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Bài viết trên đây là những chia sẻ của Luật Thịnh Trí về vấn đề ly hôn đối với trường hợp đang có con chung dưới 1 tuổi, hồ sơ, thủ tục ly hôn và các câu hỏi liên quan đến vấn đề phát sinh sau khi ly hôn. Hy vong bài viết này sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho quý khách hàng. Nếu khách hàng có thắc mắc về vấn đề ly hôn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365