các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Sa thải bằng miệng có hợp pháp không, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Sa thải bằng miệng có hợp pháp không, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

27/12/2021


SA THẢI BẰNG MIỆNG CÓ HỢP PHÁP KHÔNG,
NGƯỜI LAO ĐỘNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ ĐÒI QUYỀN LỢI?

Luật Thịnh Trí - Tư vấn các hình thức sa thải người lao động hợp pháp

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các hình thức sa thải người lao động hợp pháp

  Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với những người lao động. Trên thực tế, rất nhiều người sử dụng lao động tự ý sa thải người lao động bằng miệng. Vậy người lao động nên làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ trình một số lưu ý về vấn đề sa thải người lao động.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Các trường hợp sa thải người lao động hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động sa thải người lao động bằng miệng có hợp pháp không?

3. Nên làm gì để bảo vệ lợi ích khi người sử dụng lao động sa thải bằng miệng?

1. Các trường hợp sa thải người lao động hợp pháp

  • Căn cứ tại Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về các trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải như sau:
    • Người lao động thực hiện hành vi trộm cắp nơi làm việc.
    • Người lao động tham ô tài sản nơi làm việc.
    • Có hành vi đánh bạc nơi làm việc.
    • Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác tại nơi làm việc.
    • Sử dụng các chất kích thích, gây nghiện, ma túy nơi làm việc.
    • Hành động tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của công ty, doanh nghiệp.
    • Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
    • Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiệm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản và lợi ích của người lao động.
    • Người lao động có hành vi quấy rối tình dục đối với các nhân viên nữ tại nơi làm việc.
    • Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức nhưng lại có hành vi tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
    • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên người lao động tự ý bỏ việc nhưng không có lý do chính đáng.

Tham khảo thêm: Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?

2. Người sử dụng lao động sa thải người lao động bằng miệng có hợp pháp không?

  • Nếu người lao động có hành vi thuộc 11 trường hợp đã nêu trên, thì người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động. Tuy nhiên, việc sa thải phải tuân thủ quy trình, thủ tục theo luật định. Theo đó, việc sa thải người lao động phải tiến hành mở cuộc họp, với sự có mặt của người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, các bên nhất trí ký vào biên bản, còn nếu không ký phải ghi rõ lý do.
  • Như vậy, nếu người sử dụng lao động chỉ dùng bằng miệng để sa thải lao động thì việc sa thải đó sẽ không có hiệu lực. Người sử dụng lao động phải tiến hành các bước sa thải theo luật định thì mới có giá trị pháp lý.
  • Do đó, hành vi sa thải người lao động bằng miệng là trái pháp luật. Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ – CP, mức phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng đối với hành vi xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự thủ tục.
  • Vậy nên, dù người lao động có vi phạm trong 11 điều khoản có quyền sa thải thì người sử dụng lao động phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục kỷ luật như luật định.

3. Nên làm gì để bảo vệ lợi ích khi người sử dụng lao động sa thải bằng miệng?

 Luật Thịnh Trí - Tư vấn cách giải quyết khi bị xử lý kỷ luật trái pháp luật

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn cách giải quyết khi bị xử lý kỷ luật trái pháp luật

  Dù người lao động có vi phạm những hành vi bị xử lý kỷ luật sa thải thì người sử dụng lao động cũng không được phép sa thải bằng miệng. Nếu bị người sử dụng lao động sa thải bằng miệng thì người lao động thực hiện một trong các cách dưới đây, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

  • Cách 1: Gửi đơn khiếu nại cho người sử dụng lao động
  • Người lao động phải thực hiện việc gửi đơn khiếu nại cho người sử dụng lao động giải quyết việc sa thải trái pháp luật. Nếu người lao động đã gửi yêu cầu xem xét sa thải sai quy trình nhưng không được người sử dụng lao động phản hồi hoặc không giải quyết yêu cầu, thì người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc gửi đơn khởi kiện lên Tòa án.
  • Cách 2: Gửi đơn khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Nếu người lao động đã khiếu nại doanh nghiệp nhưng không được giải quyết thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến lên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Thời hiệu khiếu nại: Trong 30 ngày làm việc (đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì tối đa là 45 ngày làm việc), kể từ ngày hết thời hạn khiếu kiện lên người sử dụng lao động, thì người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
    • Thời hạn thụ lý đơn khiếu nại: Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thụ lý và gửi văn bản về việc thụ lý cho người lao động.
    • Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại: Không quá 45 ngày làm việc (đối với các vụ việc phức tạp không quá 60 ngày làm việc) kể từ ngày thụ lý.Ở vùng sâu, vùng xa quá trình đi lại khó khăn là không quá 60 ngày làm việc (đối với các vụ việc phức tạp không quá 90 ngày làm việc ) kể từ ngày thụ lý.
  • Nếu người lao động không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với cách giải quyết thì người lao động có thể tiến hành khởi kiện Tòa án.

Tham khảo thêm: Xây dựng nội quy lao động theo Bộ luật lao động 2019.

  • Cách 3: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
  • Đây là cách giải quyết ôn hòa nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thông qua bên thứ ba là Hòa giải viên hoặc Hội đồng trọng tài lao động, 2 bên tiến hành thỏa thuận đưa ra phương án tốt nhất, nếu 2 bên không thể thỏa thuận thì có thể tham khảo phương án giải quyết của Hòa giải viên.
  • Cách 4: Khởi kiện lên Tòa án
  • Người lao động có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, theo thủ tục tố tụng dân sự về hành vi sa thải bằng miệng trái pháp luật của đơn vị sử dụng lao động.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?
Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 Những điểm mới về lương, thưởng theo Bộ luật lao động 2019.

  • Bài viết trên dây, Luật Thịnh Trí đã trình bày các cách để người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình nếu bị người sử dụng lao động sa thải bằng miệng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. Nếu quý khách đang gặp vấn đề về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, tiền lương, thưởng…, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được Luật sư chuyên môn tư vấn nhanh nhất.

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365