các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Trình tự các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trình tự các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp

29/07/2022


TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Tư vấn trình tự các bước thành lập doanh nghiệp

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn trình tự các bước thành lập doanh nghiệp.

Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa, giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội gia nhập thị trường kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến pháp lý trong quá trình thành lập doanh nghiệp vẫn là khó khăn lớn đối với các cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp. Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Các vấn đề cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp.

2. Các bước thực hiện đăng ký thành lập công ty.

3. Hướng dẫn về doanh nghiệp kê khai thuế và các thủ tục phải thực hiện sau khi thành lập.

  • Căn cứ pháp lý:
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

1. Các vấn đề cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp:

  • Đặt tên cho doanh nghiệp:
  • Tên công ty được xác định dựa trên loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân + Tên riêng.
  • Trước khi tiến hành đăng ký cần phải trải qua bước tra cứu khả năng đăng ký tên doanh nghiệp để tránh việc bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước. Ngoài ra, cần tránh các tên công ty nổi tiếng đã được đăng ký độc quyền nhãn hiệu vì có thể doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
  • Một trong những yếu tố sẽ gây nhầm lẫn dễ bị từ chối khi tiến hành đăng ký tên doanh nghiệp đó là “ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó”.
  • Kê khai địa chỉ trụ sở công ty:
  • Công ty lưu ý không đăng ký địa chỉ tại chung cư hay nhà tập thể, nếu địa chỉ công ty là Tòa nhà thì cần xác định địa điểm đó có chức năng thương mại.
  • Kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty
  • Pháp luật hiện hành không quy định mức vốn tối thiểu hay mức vốn tối đa khi đăng ký thành lập công ty, trừ những ngành nghề yêu cầu vốn.
  • Việc đăng ký mức vốn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh, khả năng góp vốn của mỗi thành viên, việc tăng mức vốn điều lệ sẽ thực hiện khá đơn giản, bất kỳ lúc nào doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nguồn vốn. Tuy nhiên, việc giảm mức điều lệ sẽ cần nhiều điều kiện (ví dụ phải hoạt động liên tục 2 năm mới được giảm vốn theo hình thức hoàn trả vốn góp). Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ vấn đề đăng ký vốn điều lệ.
  • Một số nội dung khác cần chuẩn bị khi đăng ký doanh nghiệp như: Chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của công ty, thông tin đăng ký thuế,…
  • Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6365 để nhận sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư của Công ty Luật Thịnh Trí.

2. Các bước thực hiện đăng ký thành lập công ty:

 Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

  • Bước 1: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cá nhân sáng lập và người đại diện theo pháp luật của công ty (CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực).
  • Nếu trong trường hợp góp vốn là tổ chức thì doanh nghiệp cần nộp kèm Quyết định thành lập doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp (nếu có).
  • Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp: Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Trong thông báo phải nêu rõ lý do hoặc nội dung cần doanh nghiệp bổ sung/sửa đổi.
  • Kết quả thủ tục: Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số của doanh nghiệp, đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Khắc dấu con dấu và sử dụng con dấu
  • Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Thịnh Trí hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tổ chức khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự do quyết định việc sử dụng hay không sử dụng con dấu, đây được xem là một điểm nổi bật của Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Theo đó, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm cũng cũng quản lý con dấu của công ty mình, đây cũng là một điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, đây cũng là nỗi lo ngại của nhiều doanh nghiệp vì vấn đề lạm dụng con dấu cũng như nhiều doanh nghiệp không có cơ chế rõ ràng trong quản lý con dấu của doanh nghiệp.
  • Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp đến văn phòng Luật Thịnh Trí: 1800 6365.

3. Hướng dẫn về doanh nghiệp kê khai thuế và các thủ tục phải thực hiện sau khi thành lập:

  • Kê khai thuế, báo cáo thuế và lập báo cáo tài chính cuối năm:
  • Sau khi đã thành lập doanh nghiệp, trong năm đầu thành lập doanh nghiệp sẽ được miễn thuế môn bài những vẫn phải tiến hành kê khai thuế. Dù mới thành lập hoặc doanh nghiệp chưa phát sinh hoạt động kinh doanh, chưa có doanh thu, chi phí nhưng doanh nghiệp lưu ý hàng quý và cuối năm doanh nghiệp vẫn cần thực hiện việc kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính cuối năm, kể cả trong trường hợp không có bất kỳ số liệu gì. Nếu doanh nghiệp chậm kê khai thuế hoặc không tiến hành kê khai sẽ bị phạt hoặc có thể bị rơi vào trường hợp bị đóng mã thuế.
  • Các vấn đề khác cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp:
  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng;
  • Đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu.
  • Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Tham khảo thêm:

Vốn điều lệ thành lập công ty là gì? Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ thành lập công ty.

Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?

  • Để tìm hiểu thêm về trình tự các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365