các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Tội loạn luân là gì? Tội loạn luân có được hưởng án treo?

Tội loạn luân là gì? Tội loạn luân có được hưởng án treo?

15/02/2022


TỘI LOẠN LUÂN LÀ GÌ?
TỘI LOẠN LUÂN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO?

Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến Tội loạn luân

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến Tội loạn luân

  Quan hệ tình dục giữa nam và nữ là một nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. Tuy nhiên, có một số trường trường hợp nam, nữ không được quan hệ tình dục và bị pháp luật điều chỉnh như quan hệ tình dục khi đưa đủ tuổi, hiếp dâm, giao cấu, cưỡng dâm, loạn luân,… Trong đó loạn luân không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về mặt đạo đức của con người. Phạm vi dưới đây Luật Thịnh Trí sẽ điểm qua đôi nét về tội loạn luận. Mời quý độc giả đón xem!

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Loạn luân được hiểu như thế nào?

2. Cấu thành tội phạm tội loạn luân.

3. Tội loạn luân có được hưởng án treo?

Thứ nhất: Hình phạt đối với tội loạn luân.

Thứ hai: Quy định về việc hưởng án treo.

1. Loạn luân được hiểu như thế nào?

  • Loạn luân được hiểu là hành vi giao cấu với những người trong cùng một dòng máu trực hệ, như giữa anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ, giữa anh chị em cùng mẹ khác cha, giữa cha với con, giữa mẹ với con, giữa ông bà với con cháu,…

2. Cấu thành tội phạm tội loạn luân

  1. Mặt khách quan của tội loạn luân
  • Hành vi khách quan của tội loạn luân
  • Căn cứ tại Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về hành vi khách quan của Tội loạn luân như sau: Người nào có hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu trực hệ với mình, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha, anh chị em cùng cha khác mẹ.
  • Như vậy, hành vi khách quan của tội loạn luân chính là có hành vi giao cấu với những người có cùng dòng máu trực hệ.
  • Những người có dòng máu trực hệ được xác định như sau: Giao cấu giữa cha mẹ với con; giữa ông bà với cháu; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ; giữa anh chị em cùng mẹ khác cha; hoặc giữa anh chị em cùng mẹ cùng cha.
  • Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình hay cưỡng ép, có dấu hiệu dùng vũ lực hay không và thực hiện đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • Nếu có những hành vi cưỡng ép, đe dọa dùng vũ lực để bắt nạn nhân giao cấu thì sẽ cấu thành một tội phạm khác như: Tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi,...

Tham khảo thêm: Phân biệt tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em.

  • Hậu quả của tội loạn luân
  • Hậu quả của hành vi loạn luân là những thiệt hại do việc giao cấu với những người có cùng một dòng máu trực hệ; thiệt hại chủ yếu là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của chính người phạm tội.
  • Ngoài ra, nếu xét về phương diện thuần phong mỹ tục thì hành vi loạn luân là hành vi suy đồi đạo đức, gây thiệt hại đến truyền thống, văn hóa của dân tộc.
  • Tuy nhiên, hậu quả của hành vi loạn luân không phải là một dấu hiệu bắt buộc phải có để cấu thành tội loạn luân, dù hậu quả như thế nào, có hậu quả hoặc không có hậu quả xảy ra thì tội phạm đã được hình thành từ khi hai người thực hiện hành vi giao cấu.
  1. Mặt chủ quan của tội loạn luân
  • Yếu tố lỗi của tội loạn luân
  • Người thực hiện hành vi loạn luân với lỗi cố ý. Biết rõ người có có dòng máu trực hệ với mình nhưng vẫn thực hiện hành vi giao cấu.
  • Mục đích của tội loạn luân
  • Mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc các mục đích khác.
  1. Chủ thể của tội loạn luân
  • Người phạm tội loạn luân là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
  1. Khách thể của tội loạn luân
  • Tội phạm loạn luân xâm hại nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của gia đình. Xâm phạm đến truyền thống đạo đức văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nhiều trường hợp loạn luân xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác.

3. Tội loạn luân có được hưởng án treo?

 Tư vấn mức hình phạt đối với Tội loạn luân

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức hình phạt đối với Tội loạn luân

Thứ nhất: Hình phạt đối với tội loạn luân

  • Căn cứ Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể: Người phạm tội loạn luân mà biết  rõ người đó có cùng dòng máu trực hệ với mình như vấn thực hiện hành vi giao cấu sẽ bị phạt từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, mức hình phạt này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi loạn luận, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ,… theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Quy định về việc hưởng án treo

  • Theo quy định pháp luật thì án treo là một hình phạt giống như cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo phải chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó đang sinh sống.
  • Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 quy định về điều kiện hưởng án treo như sau:

“1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

  • Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP trong đó các điều kiện hưởng án treo là:
  • Người bị phạt tù không quá 3 năm.
  • Người có nhân thân tốt.
  • Có hai hình thức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, bao gồm: ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và hành vi phạm tội không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giám sát và giáo dục.
  • Xét thấy người phạm tội này không cần phải chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội không có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, có thể hưởng án treo để tự cải tạo.
  • Vì không có những tình tiết cụ thể đối với vụ án loạn luân, nên không thể quyết định tội loạn luân có được hưởng án treo hay không. Nếu trong trường hợp tội phạm đáp ứng được các điều kiện được hưởng án treo thì Tòa án có thể xem xét quyết định cho người phạm tội hưởng án treo.

Tham khảo thêm:
Tội phạm là gì? Các loại tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự mới nhất.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Trong bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số khía cạnh của tội loạn luận, giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Tội loạn luân có được hưởng án treo hay không? Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu quý khách hàng có vướng mắc đối với tội danh loạn luận hoặc cần luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365