các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Quy định về biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Quy định về biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

25/10/2021


QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG KHẨN CẤP TẠM THỜI
TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Điều 206. Quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

2. Điều 207. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

3. Điều 208. Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

4. Điều 209. Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

5. Điều 210. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  Pháp luật quy định trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả xảy ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về vấn đề này.

  Các điều luật liên quan đến việc áp dụng khẩn cấp tạm thời trong luật sở hữu trí tuệ

1. Điều 206. Quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  1.1. Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau đây:

  1. Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
  2. Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.

  1.2. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi nghe ý kiến của bên bị áp dụng biện pháp đó.

2. Điều 207. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định về biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Quy định về biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

  2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó:

  1. Thu giữ;
  2. Kê biên;
  3. Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
  4. Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

2.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

3. Điều 208. Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  3.1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật này bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này.

  3.2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó;
  2. Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

4. Điều 209. Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  4.1. Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự và trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng.

  4.2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét để trả lại cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có căn cứ xác đáng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án buộc người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

5. Điều 210. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện theo quy định tại Chương VIII, Phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng dân sự."

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  Trên đây là nội dung Quy định về biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.