các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần được quy định như thế nào?

Mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần được quy định như thế nào?

12/01/2022


MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TỔN THẤT

VỀ TINH THẦN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Tư vấn mức bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

  Bồi thường thiệt hại về tinh thần là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, vì vốn dĩ tinh thần không phải là một vật thể mà mắt thường có thể nhìn thấy được, vậy nên việc bồi thường cho trường hợp này rất khó khăn. Vậy làm thế nào để xác định mức độ tổn thất tinh thần cho người bị hại? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm thiệt hại về tinh thần.

2. Căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần.

3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần.

4. Mức bồi thường đối với hành vi làm tổn thất tinh thần.

1. Khái niệm thiệt hại về tinh thần

  • Thiệt hại về tinh thần, tổn thất về tinh thần được hiểu là sự tổn hại về mặt sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người hoặc nạn nhân bị xâm phạm về tình mạng khiến cho người thân thích của nạn nhân phải chịu buồn phiền, mất mát, bị xa lánh, hiểu lầm,…

2. Căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần

  • Dựa trên các quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, căn cứ để xác định thiệt hại về tinh thần được quy định cụ thể như sau:
  • Người bị hại bị xâm phạm về sức khỏe
  • Khi xác định người bị hại bị xâm phạm về sức khỏe, Tòa án phải dựa vào các chứng cứ do phía đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường hợp lý cho người bị hại. Tuy nhiên các khoản chi phí không có hóa đơn cụ thể như: Khoản chi phí thuê phương tiện chở người bị hại đến bệnh viện thường sẽ không có hóa đơn, vậy nên Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào các chi phí thực tế để quyết định mức bồi thường cho nạn nhân.
  • Người bị hại bị xâm phạm về tính mạng
  • Người bị hại xâm phạm về tính mạng là người bị thiệt hại về tính mạng do hành vi tấn công vô ý hoặc cố ý, tai nạn giao thông,.. của người khác gây ra. Người bị xâm hại về tính mạng được bồi thường một mức chi phí hợp để phục vụ cho việc cứu chữa, chăm sóc, bồi dưỡng người bị hại trước khi họ chết. Người gây ra hậu quả này phải chịu mức phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người thân thích của nạn nhân theo quy định của pháp luật, tiền bù đắp tinh thần của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại.

Tham khảo thêm: Xử lý tài sản thừa kế của những người chết cùng thời điểm.

  • Người bị hại bị xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm
  • Người gây ra hậu quả này phải chịu một mức bồi thường hợp lý để hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại cho nạn nhân, chi phí bù đắp vào thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của nạn nhân. Tùy từng trường hợp cụ thể mà ngoài việc buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, người gây hậu quả phải xin lỗi, cải chính công khai thì Tòa án sẽ quyết định một mức bồi thường hợp lý để bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân; đó là khoản bồi thường tinh thần cho người bị xâm hại. Mức bồi thường này sẽ do 02 thỏa thuận nhưng không vượt quá 10 tháng lương cơ bản do nhà nước quy định.
  • Tại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp khác của cá nhân; hành vi xâm phạm danh dự, tài sản, uy tín của pháp nhân mà gây ra thiệt hại đều phải chịu bồi thường thiệt hại cho cá nhân, pháp nhân đó. Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp bồi thường thiệt hại ngay cả khi người đó không có lỗi.
  • Do đó, khi người bị hại bị xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phâm, uy tín thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác định và đưa ra một mức bồi thường để nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu.

3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

 Tư vấn nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

  • Căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có 03 nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần, cụ thể:
  • Nguyên tắc thứ nhất: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, nhanh chóng và kịp thời
  • Nguyên tắc này bảo đảm người gây ra hậu quả phải tiến hành bồi thường nhanh chóng, càng nhanh càng tốt, mức tương xứng với chi phí chăm sóc, cứu chữa người bị hại nếu người bị hại bị tổn thất về sức khỏe và tính mạng và tổn thất tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu. Pháp luật khuyến khích các bên tại thỏa thuận mức bồi thường; các bên có thể thỏa thuận bồi thường bằng tiền, hiện vật hoặc thực hiện một công việc khác, có thể thỏa thuận bồi thường 1 lần hoặc nhiều lần. Tuy nhiên, việc thỏa thuận bồi thường không được trái với pháp luật, không trái đạo đức, xã hội.
  • Nguyên tắc thứ hai: Người gây thiệt hại có thể giảm mức bồi thường khi hành vi gây thiệt hại là vô ý nhưng hậu quả lại vượt xa khả năng kinh tế
  • Người gây thiệt hại muốn giảm bớt mức bồi thường thiệt hại phải thỏa mãn đủ 02 điều kiện sau: Hành vi gây thiệt hại là lỗi vô ý, hậu quả thiệt hại quá lớn vượt xa khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại.
  • Nguyên tắc thứ ba: Người thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có thể yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thường
  • Khi mức bồi thường đã thỏa thuận không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
  • Theo nguyên tắc trên, người thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường để phù hợp với thực tế. Cụ thể, nếu dựa trên thực tế nếu cứ áp dụng mức bồi thường quá thấp đó sẽ gây bất lợi cho người bị thiệt hại hoặc mức bồi thường thiệt hại quá cao sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người gây ra thiệt hại.

4. Mức bồi thường đối với hành vi làm tổn thất tinh thần

  • Đối với trường hợp người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng thì mức bồi thường không vượt quá 100 lần mức lương cơ sở.
  • Đối với trường hợp người bị hại bị xâm phạm đến sức khỏe thì mức bồi thường không vượt quá 50 lần mức lương cơ sở.
  • Đối với trường hợp người bị hại bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì mức bồi thường không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.

Xem thêm:
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.
Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến mức bồi thường và nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần cho người bị hại. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khác. Nếu quý khách có thắc mắc về mức bồi thường trên, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365