các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Một số điều cần biết về tín chấp

Một số điều cần biết về tín chấp

22/03/2022


MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TÍN CHẤP

Một số điều cần biết về tín chấp

Hình 1. Một số điều cần biết về tín chấp

Ngày nay, tín chấp hay vay tín chấp là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Nếu như cầm cố, thế chấp hay đặt cọc là việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì tín chấp là một biện pháp dùng chính uy tín của bên bảo đảm để cam kết cho việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay. Pháp luật dân sự hiện hành đã có những quy định cụ thể về biện pháp bảo đảm đặc biệt này. 

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm tín chấp.

2. Chủ thể trong quan hệ tín chấp.

2.1. Bên bảo đảm bằng tín chấp.

2.2. Người vay.

2.3. Tổ chức tín dụng cho vay.

3. Hình thức của tín chấp.

4. Nội dung của tín chấp.

1. Khái niệm tín chấp

  • Tín chấp là một thuật ngữ được khá nhiều người biết đến trong đời sống xã hội. Về mặt ngữ nghĩa, tín chấp được hiểu là việc sử dụng uy tín của một cá nhân, tổ chức để vay vốn hoặc đảm bảo một nghĩa vụ nào đó.
  • Theo đó, có thể hiểu tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở dùng uy tín của mình để bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật. 
  • Đây là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bên cạnh các biện pháp như cầm cố, thế chấp,... Tuy nhiên, khác với các biện pháp khác, tín chấp không dùng tài sản để bảo đảm mà dùng chính uy tín để cam kết về khả năng trả nợ vốn vay của bên có nghĩa vụ.
  • Về bản chất, biện pháp này mang tính chất hỗ trợ cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo - những đối tượng không có tài sản để bảo đảm. Điều này nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận việc vay vốn cho người nghèo, giúp họ đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng và tạo điều kiện để phát triển sản xuất.
  • Ví dụ: Gia đình anh A có hoàn cảnh rất khó khăn, được công nhận là hộ gia đình nghèo. Anh A là thành viên của Hội nông dân xã X. Anh A có thể được vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất bằng tín chấp của Hội nông dân nơi anh là Hội viên.

2. Chủ thể trong quan hệ tín chấp

  • Thông thường, quan hệ tín chấp sẽ được thực hiện bởi ba bên: Bên bảo đảm bằng tín chấp, người vay và tổ chức tín dụng cho vay.

2.1. Bên bảo đảm bằng tín chấp

  • Theo quy định, bên bảo đảm bằng tín chấp phải là các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.  Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.
  • Các tổ chức chính trị - xã hội được quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp bao gồm các tổ chức ở xã, phường, thị trấn của:
  • Hội Nông dân Việt Nam;
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
  • Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Công đoàn cơ sở.
  • Tuy nhiên, không phải lúc nào các tổ chức này cũng được quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp. Nếu Điều lệ của các tổ chức này quy định khác thì sẽ phải thực hiện theo Điều lệ.
  • Theo quy định pháp luật, bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ sau đây:
  • Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
  • Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;
  • Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

2.2. Người vay

  • Người vay trong quan hệ tín chấp là cá nhân, hộ gia đình nghèo. Hiện nay, việc xác định chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị được dựa trên các căn cứ sau: 
    • Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
  • Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
  • Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
    • Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
  • Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
  • Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
  • Trên thực tế, để xác định các hộ gia đình nghèo thì căn cứ vào danh sách được lập trên địa bàn các xã, phường. Những hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.
  • Theo quy định thì người vay bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ sau đây:
    • Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;
    • Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;
    • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

2.3. Tổ chức tín dụng cho vay

  • Bên nhận bảo đảm trong quan hệ tín chấp là các tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
  • Theo quy định, tổ chức tín dụng cho vay có quyền, nghĩa vụ sau đây:
    • Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;
    • Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;
    • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Chủ thể của tín chấp

Hình 2. Chủ thể của tín chấp

3. Hình thức của tín chấp

  • Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. 
  • Khi được thể hiện bằng hình thức văn bản thì tín chấp có thể ở dạng một hợp đồng riêng biệt hoặc là một điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay vốn.   Quy định này nhằm đảm bảo tính xác thực của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp.

4. Nội dung của tín chấp

  • Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.  Theo đó:
    • Số tiền vay: Thông thường, số tiền vay sẽ phụ thuộc vào chế độ, chính sách vay vốn dành cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo. Ví dụ: Được 80% giá trị vốn sản xuất.
    • Mục đích vay tín chấp: Vay tín chấp luôn có quy định cụ thể về mục đích vay. Mục đích vay trong tín chấp thường hướng đến việc sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi,…
    • Thời hạn vay: Thời hạn vay phải được quy định cụ thể trong hợp đồng. Bên cạnh việc xác định thời hạn vay theo đơn vị thời gian, thông thường thời hạn vay còn được xác định theo một sự kiện nhất định. Ví dụ: Cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay tín chấp để đi xuất khẩu lao động thì thời hạn vay theo thời gian đi xuất khẩu lao động.
    • Lãi suất: Theo quy định, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa.  Thông thường, lãi suất trong vay tín chấp thường thấp hơn so với lãi suất thông thường.
  • Nhìn chung, tín chấp là một biện pháp bảo đảm mang ý nghĩa xã hội rất lớn. Nghĩa vụ trả tiền vay trong quan hệ tính chấp được bảo đảm bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội. Biện pháp này được sử dụng nhằm tạo điều kiện kinh doanh sản xuất và tiêu dùng cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo. Từ đó, thúc đẩy tiến độ xóa đói giảm nghèo, giúp phát triển kinh tế xã hội.

Tham khảo thêm bài viết:

15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.
Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự.
Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về tín chấp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: