các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

20/11/2021


HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

  Doanh nghiệp xã hội được hình thành với vai trò và cơ chế hoạt động đặc thù. Vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được thực hiện như thế nào?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Doanh nghiệp xã hội được hiểu thế nào?

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội (ảnh minh họa)
Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội (ảnh minh họa)

Không giống những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội được hình thành với vai trò và cơ chế hoạt động đặc thù. Liệu rằng, thủ tục thành lập của doanh nghiệp xã hội có khác gì so với những doanh nghiệp thông thường hay không?

Doanh nghiệp xã hội được hiểu thế nào?

  • Theo khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, một doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp xã hội khi đáp ứng các tiêu chí sau đây:
  • Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
  • Như vậy, có thể hiểu, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thành lập và hoạt động vì mục đích xã hội, cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động.
  • Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

  • Giống như những doanh nghiệp khác, hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội được thực hiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:

*Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

*Đối với công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

*Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

*Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Lưu ý: Kèm theo hồ sơ phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do những người sau đây ký:
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
  • Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.

*Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội.

   Giống như những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội cũng được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, cụ thể:

  • Bước 1: Chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ
  • Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập thì cần chuẩn bị những hồ sơ khác nhau. Hồ sơ cụ thể cần chuẩn bị theo hướng dẫn đã được đề cập ở trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ
  • Cá nhân, tổ chức có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác để thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong ba phương thức dưới đây:
  1. Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

+ Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

  1. Qua dịch vụ bưu chính;
  2. Qua mạng thông tin điện tử qua trang: //dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx?ReturnUrl=%2fonline%2fdefault.aspx
  • Lưu ý: Hiện nay, TP HCM và Hà Nội bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng.
  • Bước 3: Giải quyết hồ sơ
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

*Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Theo hướng dẫn tại Thông tư 47/2019/TT-BTC mức thu lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện nay là 50.000 đồng/lần.
  • Ngoài ra, còn có phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí.

Tham khảo thêm:
Thủ tục đổi tên doanh nghiệp.
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  • Trên đây là nội dung Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.