các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Cảnh giác một số chiêu trò lừa đảo qua không gian mạng của tội phạm sử dụng công nghệ cao

Cảnh giác một số chiêu trò lừa đảo qua không gian mạng của tội phạm sử dụng công nghệ cao

19/03/2022


CẢNH GIÁC MỘT SỐ CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO
QUA KHÔNG GIAN MẠNG CỦA TỘI PHẠM
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm về công nghệ cao.

2. Đặc điểm tội phạm sử dụng công nghệ cao qua không gian mạng.

3. Hình thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao qua không gian mạng.

4. Xử lý hình sự tội phạm sử dụng công nghệ cao qua không gian mạng.

  Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin dẫn đến theo đó là tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng tinh vi, thủ đoạn và nhiều chiêu trò lừa đảo qua không gian mạng nhằm mục đích trục lợi cá nhân, xâm phạm đến sự phát triển kinh tế-xã hội, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước. Như vậy, tội phạm công nghệ cao là gì, các hình thức tội phạm này sử dụng qua không gian mạng như thế nào?  Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Tội phạm sử dụng công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao (ảnh minh họa)

1. Khái niệm về công nghệ cao

  • Khái niệm về công nghệ cao theo khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định công nghệ có hàm lượng cao về phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học; tạo ra sản phẩm có tính năng vượt trội, có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; có vai trò quan trọng đối với việc hiện đại hóa ngành dịch vụ, sản xuất hiện có hoặc hình thành ngành dịch vụ, sản xuất mới.
  • Các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên phát triển công nghệ cao là:
  • Công nghệ thông tin;
  • Công nghệ tự động hóa;
  • Công nghệ vật liệu mới;
  • Công nghệ sinh học.
  • Trong đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 hiện nay thì phát sinh nhiều tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện các hành vi phạm tội bằng nhiều hình thức khác nhau qua không gian mạng, đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

2. Đặc điểm tội phạm sử dụng công nghệ cao qua không gian mạng

  • Người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có sử dụng công nghệ cao được quy định tại Bộ luật Hình sự là tội phạm sử dụng công nghệ cao theo Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
  • Có thể hiểu, tội phạm sử dụng công nghệ cao là hành vi sử dụng tri thức, công cụ, kỹ năng, phương tiện công nghệ ở trình độ cao của người phạm tội nhằm mục đích tác động trái pháp luật đến dữ liệu, thông tin, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng viễn thông, mạng máy tính, thiết bị số, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây thiệt hại lợi ích của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
  • Một số đặc điểm của tội phạm sử dụng công nghệ cao là:
  • Về chủ thể của tội phạm: là người có đủ nhận thức, năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  • Về khách thể: xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin. Những hành vi đó tác động trực tiếp đến tính bảo mật, tính khả dụng, tính toàn vẹn của an toàn thông tin.
  • Về mặt khách quan: Sử dụng tri thức, công cụ, kỹ năng, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao.
  • Về mặt chủ quan: thực hiện lỗi cố ý vì biết rõ hành vi thực hiện là trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện, mong muốn và để mặc cho hậu quả xảy ra.

3. Hình thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao qua không gian mạng

  • Hình thức hoạt động của tội phạm công nghệ cao qua không gian mạng rất nhiều thủ đoạn phức tạp và tinh vi. Sau đây là một số hình thức phổ biến hiện nay để bạn đọc nâng cao ý thức cảnh giác, không được cung cấp thông tin cá nhân, không nên tin tưởng các chiêu trò nhận thưởng qua mạng để tránh bị các đối tượng này trục lợi:
    • Tội phạm gọi điện cho người dân, tự xưng giả danh là Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát và yêu cầu người dân phối hợp điều tra, gây hoang mang cho họ sau đó thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.
    • Đối tượng tự xưng là cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
    • Tội phạm chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại sau đó thực lừa đảo qua mạng xã hội bằng hình thức nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng; sử dụng tài khoản này để kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền lệ phí hải quan hoặc nộp thuế nhằm chiếm đoạt tiền.
  • Nhiều trường hợp tự xưng là người nước ngoài muốn kết bạn, làm quen với các phụ nữ Việt Nam để tán tỉnh, yêu đương sau đó hứa hẹn là tặng quà có giá trị như tiền, trang sức, mỹ phẩm qua đường hàng không về Việt Nam. Sau đó, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách đối tượng mạo danh là nhân viên sân bay yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng theo cung cấp để làm thủ tục nhận hàng.
    • Đối tượng lập ra các trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sử dụng các chiêu trò quảng cáo, rao bán các mặt hàng, khi khách hàng đặt hàng thì yêu cầu phải chuyển khoản đặt cọc trước để giữ hàng. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, khóa trang bán hàng, chặn người đặt hàng trên trang bán hàng hoặc xóa hẳn trang bán hàng, bỏ số điện thoại.
    • Đối tượng sử dụng kỹ năng, thủ thuật công nghệ tác động đến hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các dịch vụ trực tuyến, các trang thông tin điện tử để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.
    • Đối tượng thông qua các sàn giao dịch ảo (ngoại tệ, sàn vàng, bất động sản) hoặc hình thức kinh doanh đa cấp, đối tượng đứng ra làm đầu mối hoặc tự lập sàn giao dịch nước ngoài để dụ dỗ khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tài sản.

 Xử lý hình sự tội phạm công nghệ cao

Xử lý hình sự tội phạm công nghệ cao (ảnh minh họa)

4. Xử lý hình sự tội phạm sử dụng công nghệ cao qua không gian mạng

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông tại các Điều như sau:
    • Điều 285 quy định về Tội mua bán, trao đổi, sản xuất hoặc tặng, cho thiết bị, công cụ, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
    • Điều 286 quy định về Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, phương tiện điện tử, mạng viễn thông.
    • Điều 287 quy định về Tội gây rối hoặc cản trở hoạt động của mạng máy tính, phương tiện điện tử, mạng viễn thông.
    • Điều 288 quy định về Tội sử dụng hoặc đưa trái phép thông tin mạng viễn thông, mạng máy tính.
    • Điều 289 quy định về Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, phương tiện điện tử, mạng viễn thông của người khác.
    • Điều 290 quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử, mạng viễn thông thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
    • Điều 291 quy định về Tội tàng trữ, thu thập, mua bán, trao đổi, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.

Xem thêm:

Quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 BLHS.
Hình phạt được quy định như thế nào theo Bộ Luật Hình sự 2015?

Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Trên đây là nội dung một số quy định về Cảnh giác một số chiêu trò lừa đảo qua không gian mạng của tội phạm sử dụng công nghệ cao của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.