các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Cầm cố tài sản theo quy định pháp luật

Cầm cố tài sản theo quy định pháp luật

22/03/2022


CẦM CỐ TÀI SẢN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Cầm cố tài sản theo quy định pháp luật

Hình 1. Cầm cố tài sản theo quy định pháp luật

  Trong các giao dịch dân sự, để ràng buộc việc thực hiện nghĩa vụ, các bên thường sử dụng các biện pháp bảo đảm kèm theo. Thực tế cho thấy, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng ngày càng nhiều và một trong các biện pháp bảo đảm mà chúng ta hay bắt gặp nhất là cầm cố tài sản. Theo đó, pháp luật dân sự hiện hành đã có quy định rất cụ thể về biện pháp bảo đảm này.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm cầm cố tài sản.

2. Đối tượng của cầm cố tài sản.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên.

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố.

1. Khái niệm cầm cố tài sản

  • Hiện nay, khái niệm cầm cố tài sản được ghi nhận tại BLDS 2015. Thông thường, trong các giao dịch dân sự, để bảo đảm quyền và các lợi ích của người có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thể thỏa thuận xác lập một biện pháp bảo đảm, theo đó, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên kia một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình để khấu trừ phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Hình thức này được gọi là cầm cố tài sản theo Điều 309 BLDS 2015.
  • Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì cầm cố tài sản là một loại biện pháp bảo đảm có thể được thể hiện dưới dạng hợp đồng riêng biệt hoặc là một điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác.
  • Về hình thức thì hợp đồng cầm cố không nhất thiết phải công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn pháp lý, các bên có thể thỏa thuận việc cầm cố phải được công chứng hoặc chứng thực.

2. Đối tượng của cầm cố tài sản

  • Pháp luật hiện hành cho phép tài sản dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:
  • Thứ nhất, tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố: Cụ thể theo Điều 295 BLDS 2015, tài sản là đối tượng của cầm cố phải thuộc sở hữu của người cầm cố. Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì việc cầm cố tài sản đó phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu theo Điều 218 BLDS 2015.
  • Thứ hai, tài sản cầm cố có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Thứ ba, tài sản cầm cố có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Thứ tư, giá trị của tài sản cầm cố có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
  • Thứ năm, tài sản cầm cố phải được phép chuyển giao: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản gồm có bất động sản và động sản.  Trong đó, bất động sản gồm có: Đất đai, tài sản gắn liền với đất, công trình, nhà cửa, tài sản khác theo luật định.  Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Điều 167 Luật Đất đai 2013 không cho phép các bên cầm cố quyền sử dụng đất.
  • Việc nắm rõ các quy định về đối tượng của cầm cố tài sản là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, nếu các bên giao kết hợp đồng mà đối tượng của cầm cố tài sản không đúng đối tượng, có thể dẫn đến hệ quả pháp lý như giao dịch bị tuyên vô hiệu.  Như vậy sẽ rất bất lợi và mất thời gian cho các bên trong quan hệ dân sự.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

  • Cũng giống như các giao dịch dân sự khác, bên cầm cố và bên nhận cầm cố có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định pháp luật.

 Quyền và nghĩa vụ của các bên

Hình 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

  • Bên cầm cố là bên phải giao tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, bên cầm cố là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đó.
  • Theo Điều 311 BLDS 2015, bên cầm cố có các nghĩa vụ sau:
  • Thứ nhất, giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố hoặc giao cho người thứ ba tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do bên nhận cầm cố lựa chọn. Nếu tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
  • Thứ hai, báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có); nếu không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
  • Ví dụ: A cho B thuê nhà 1 năm, khi chưa hết thời gian cho thuê thì A cầm cố nhà cho C, lúc này A phải báo cho C biết về việc nhà đang được B thuê.
  • Thứ ba, thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Điều 312 BLDS 2015 quy định bên cầm cố có các quyền sau:
  • Thứ nhất, yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Thứ hai, yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan (nếu có) khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Thứ ba, yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
  • Thứ tư, được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

  • Bên nhận cầm cố là bên nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố bao giờ cũng là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đó.
  • Theo đó, bên nhận cầm cố có các quyền tại Điều 314 BLDS 2015, cụ thể:
    • Thứ nhất, yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
    • Thứ hai, xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
    • Thứ ba, được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
    • Thứ tư, được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
  • Ngược lại, bên nhận cầm cố cũng có các nghĩa vụ tại Điều 313 BLDS 2015:
    • Thứ nhất, bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
    • Thứ hai, trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.
    • Thứ ba, không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
    • Thứ tư, không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    • Thứ năm, trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Tham khảo thêm bài viết:

Hậu quả pháp lý của Hợp đồng dân sự bị vô hiệu do giả tạo.
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán.
Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về cầm cố tài sản. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: