các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Các quy định pháp luật nhân đạo đối với người phạm tội là phụ nữ có thai

Các quy định pháp luật nhân đạo đối với người phạm tội là phụ nữ có thai

14/04/2022


CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHÂN ĐẠO
ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI LÀ PHỤ NỮ CÓ THAI

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm.

2. Các quy định pháp luật nhân đạo đối với người phạm tội là phụ nữ có thai.

3. Người phạm tội cố tình mang thai nhiều lần để hoãn chấp hành hình phạt tù.

Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng luôn được ưu tiên hàng đầu, Nhà nước ta đã có những chế độ, chính sách cho những đối tượng này, trong đó, phụ nữ có thai là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt, kể cả khi họ phạm tội thì pháp luật cũng có chế tài riêng. Theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành và các văn bản có liên quan quy định nhân đạo với người phạm tội là phụ nữ có thai. Vậy đó là những quy định như thế nào? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Tội phạm là gì?

Tội phạm là gì? (ảnh minh họa)

1. Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm

  • Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hướng dẫn việc xác định tội phạm phải thỏa mãn các điều kiện sau:
  • Là hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định pháp luật;
  • Người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý; pháp nhân thương mại thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý;
  • Xâm phạm đến: Quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nền văn hóa; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
  • Lưu ý: Đối với những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm như trên nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
  • Ví dụ như: trộm vặt, gây thương tích nhẹ,... là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có năng lực trách nhiệm hình sự và được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể.

 Quy định  pháp luật nhân đạo với người phạm tội là phụ nữ có thai

Quy định pháp luật nhân đạo với người phạm tội là phụ nữ có thai (ảnh minh họa)

2. Các quy định pháp luật nhân đạo đối với người phạm tội là phụ nữ có thai

  • Đối với người phạm tội là phụ nữ có thai thì không thi hành án tử hình:
  • Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội tham nhũng, xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về ma túy, xâm phạm tính mạng con người và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định thì bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là tử hình.
  • Trường hợp phụ nữ có thai phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội nêu trên thì không áp dụng hình phạt tử hình, mà áp dụng khung hình phạt là tù chung thân theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Đối với người phạm tội là phụ nữ có thai thì được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai thuộc một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Trường hợp phạm tội với phụ nữ có thai thuộc một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Đối với người phạm tội là phụ nữ có thai được hoãn chấp hành hình phạt tù:
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Đối với người phạm tội là phụ nữ có thai khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì được miễn một số công việc:
  • Trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, trường hợp người bị phạt không có việc làm hoặc bị mất việc làm thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng trong một ngày không quá 04 giờ và trong 01 tuần không quá 05 ngày.
  • Trường hợp người phạm tội là phụ nữ có thai khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai thì không áp dụng biện pháp tạm giam:
  • Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai mà có lý lịch và nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà chuyển sang biện pháp ngăn chặn khác theo quy định tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
  • Trường hợp bị can, bị cáo là phụ nữ có thai nhưng thực hiện một trong các hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội; phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định gây nguy hại đến an ninh quốc gia; tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án, tiêu hủy, giả mạo tài liệu, chứng cứ, đồ vật của vụ án; thực hiện hành vi mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối; trả thù, đe dọa, khống chế bị hại, người làm chứng, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này thì bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
  • Đối với người phạm tội là phụ nữ có thai tại trại giam, cơ sở giam giữ có chế độ ăn gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường:
  • Theo Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Nghị định số 113/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2017/NĐ-CP, trong đó, quy định định mức ăn trong 01 tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ; 01 kg cá; 01 kg thịt lợn; 15 kg rau xanh; 0,5 kg muối; 0,75 lít nước mắm; 0,5 kg đường; 0,1 kg bột ngọt; 0,2 lít dầu ăn; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
  • Theo Nghị định số 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự, trong đó, phạm nhân nữ trong thời gian mang thai trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định như trên và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.
  • Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định.

3. Người phạm tội cố tình mang thai nhiều lần để hoãn chấp hành hình phạt tù

  • Theo Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC hướng dẫn người phạm tội là phụ nữ có thai thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt việc họ sinh con liên tục hoặc cố tình mang thai để trốn tránh chấp hành án phạt tù. Như vậy, người phạm tội cố tình mang thai nhiều lần vẫn được hoãn chấp hành án phạt tù thể hiện sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm:

Chế độ ăn, mặc, ở của phạm nhân theo Luật Thi hành án hình sự 2019.
Tâm lý tội phạm là gì? Cấu trúc của hành vi phạm tội.

Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

  • Trên đây là nội dung một số quy định nhân đạo đối với người phạm tội là phụ nữ có thai của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.