các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương theo hợp đồng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay

Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương theo hợp đồng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay

04/06/2022


MỨC PHẠT KHI DOANH NGHIỆP CHẬM TRẢ LƯƠNG
THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
MỚI NHẤT HIỆN NAY

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động.

2. Trường hợp doanh nghiệp được chậm trả lương cho người lao động.

3. Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.

4. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng khi doanh nghiệp chậm trả lương.

  Trong những năm gần đây, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh gặp khó khăn về tài chính dẫn đến người lao động bị chậm trả lương. Vậy doanh nghiệp được nợ lương trong thời gian bao lâu? Sau thời gian đó, doanh nghiệp nợ lương người lao động thì bị xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung này, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Nguyên tắc trả lương cho người lao động

Nguyên tắc trả lương cho người lao động (ảnh minh họa).

1. Quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động:

  • Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động phải bảo đảm nguyên tắc theo Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
  • Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Người lao động ủy quyền hợp pháp cho người khác nhận lương trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp.
  • Không được can thiệp hoặc hạn chế vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.
  • Không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động chỉ định việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của đơn vị khác.

2. Trường hợp doanh nghiệp được chậm trả lương cho người lao động:

  • Doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động về hình thức trả lương như trả lương theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo sản phẩm, theo khoán, theo khối lượng công việc. Dù trả bằng hình thức nào thì doanh nghiệp phải thỏa thuận với người lao động về kỳ hạn trả lương quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Doanh nghiệp có thể chậm trả lương cho người lao động nhưng không được chậm quá 30 ngày trong trường hợp có lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.
  • Doanh nghiệp trả lương cho người lao động chậm từ 15 ngày trở lên thì phải bồi thường một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

 Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương

Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương (ảnh minh họa).

3. Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương theo hợp đồng lao động cho người lao động:

  • Điều 17 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm tiền lương bị xử phạt như sau:

1. Doanh nghiệp có một trong những hành vi: Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng; không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định; không tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng; không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau; không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức thì bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

2. Doanh nghiệp có một trong các hành vi: không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì bị phạt tiền như sau:

- Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;

- Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;

- Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;

- Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng;

- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

3. Doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định thì bị phạt tiền như sau:

- Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;

- Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng;

- Vi phạm từ 51 người lao động trở lên bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.

  • Ngoài ra doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố

4. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng khi doanh nghiệp chậm trả lương:

  • Theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
  • Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì người lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước được xác định là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật theo Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019.

Xem thêm:

Lương tháng 13 là gì? Có bắt buộc trả lương tháng 13 cho người lao động?
Những điều NLĐ cần biết về tiền lương quy định tại BLLĐ 2019.

Các trường hợp được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?

  • Trên đây là một số quy định pháp luật Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương theo hợp đồng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.